in

Google thực chất là công ty 3 trong 1

GOOGLE THỰC CHẤT LÀ CÔNG TY 3 TRONG 1

Đây là bài viết của tác giả Anthony Wing Kosner trên Forbes. Cho đến tận khi Ray Kurzweil thông báo rằng ông sẽ làm Giám đốc Kỹ thuật mới của Google, tôi vẫn coi kẻ khổng lồ tìm kiếm là 2 công ty riêng biệt sống dưới cùng 1 cái tên. Nhưng bây giờ thì tôi lại nghĩ phải là 3 mới đúng.

Google đã thành công vượt mọi dự đoán của mọi người và trở thành một phần thiết yếu đối với phần lớn dân số trên trái đất. Giá trị mà công ty đem đến nằm ở dịch vụ khổng lồ mà thậm chí là không thể đo đếm nổi, cung cấp tới người dùng Internet. Dịch vụ mà Google cung cấp cho các nhà marketing cũng dễ định lượng và biến đổi hơn. Và cuối cùng, cũng là lý do mà Kurzweil đồng ý ký hợp đồng với Google, là con đường của công ty luôn hướng về một trí thông minh nhân tạo trong tương lai. Tất cả những yếu tố này đều có mặt ưu và nhược riêng nhưng mặt nào mới là mặt áp đảo?

Tôi không làm việc cho Google nên có thể là những nhận định của tôi khác biệt với hoạt động thường ngày của công ty, nhưng 3 bộ phận của Google mà tôi chỉ ra dưới đây đều có khả năng trở thành những công ty riêng biệt. Và liệu người dùng có được lợi hơn nếu thực sự Google tách làm 3?

DỊCH VỤ NGƯỜI DÙNG

Cốt lõi của Google là hệ thống tìm kiếm của họ, thứ đã đem hình bóng của công ty gắn tới từng hang cùng ngõ hẻm trong thế giới Internet. Tuy rằng cũng có một số vấn đề nhưng nói chung Google đã làm rất xuất sắc. Sự quay lại của ứng dụng Google Maps trên iPhone – và vượt xa Apple Maps về chất lượng – là một minh chứng rõ ràng rằng nội dung tốt và thiết kế đơn giản chính là công thức chiến thắng trên thị trường di động và ở tất cả những lĩnh vực khác nữa.

Việc Google có thể tạo ra ứng dụng iOS tốt hơn cả Apple chứng minh cho tính cạnh tranh của công ty và sự vượt trội trong kiến thức của họ về nhu cầu của người dùng. Thách thức cho Google, thực ra là cho tất cả các công ty Internet cung cấp sản phẩm hay dịch vụ miễn phí, nằm ở khả năng thu hút sự quan tâm của người dùng và đồng thời vẫn kiếm được tiền (từ những người khác không phải là người dùng!).

Như Andrew Lewis (nickname Blue_beetle trên MetaFilter năm 2010) đã nhận xét: “Nếu bạn không định trả tiền cho họ, thế thì bạn không phải là khách hàng mà chính là là sản phẩm đang được đem đi bán.” Điều kiện để đạt được như vậy rất khó để nói rõ ràng nhưng Google đã thành công mà gần như không tốn công sức gì. Ai sẽ ghen ghét một người bạn có thể giúp bạn giải quyết vấn đề mà anh ta vẫn kiếm được một chút tiền từ việc đó chứ? Cho đến khi nào lợi ích cá nhân vẫn xếp sau dịch vụ thì khách hàng vẫn sẽ hài lòng.

Nhưng như ta có thể thấy ở ví dụ về Facebook, với nỗ lực thu lợi nhuận kém thành công hơn nhiều, khi một công ty chăm chú đến thị trường nhiều hơn là dịch vụ, khách hàng sẽ bắt đầu đặt câu hỏi về sự được mất khi sử dụng dịch vụ. Nhưng trong ngôn ngữ quảng cáo, “desktop nickels are mobile pennies” (tạm dịch: một đồng chi vào dịch vụ di động bằng 5 đồng chi vào máy tính bàn), áp lực của việc tăng khả năng marketing điện thoại đang ngày càng trở nên căng thẳng hơn.

QUẢNG CÁO

Quyết định của Ủy Ban Thương Mại Liên Bang Mỹ (FTC) vào thứ Năm vừa rồi nghiêng về phía có lợi cho Google (với một vài ràng buộc nhỏ) là một dấu hiệu cho thấy vấn đề chống độc quyền sẽ không ngăn cản sự mở rộng của công ty với hình thức bán các vị trí trả tiền trong danh sách kết quả tìm kiếm. Ủy Ban đã không tìm được bất kỳ thiệt hại đáng kể nào cho người tiêu dùng với việc Google sử dụng những vị trí đầu tiên trong danh sách kết quả tìm kiếm của mình với mục đích thương mại.

Đây là một tin tức tốt lành cho gã khổng lồ tìm kiếm Google nhưng lại không hề với những đối thủ của họ. Trong khi Google nâng cao chất lượng và quá trình cung cấp thông tin thông qua các bộ sản phẩm của mình, từ máy tính để bản đến chiếc điện thoại di động, TV và xe ô tô, rất nhiều thị trường ngách sẽ ngày càng khó khăn hơn để các startup và công ty công nghệ khác thâm nhập. Và tất cả các sản phẩm đều đem lại nguồn thu từ quảng cáo cho Google và đương nhiên là cướp từ tay các đối thủ.

Nói chung, người tiêu dùng đang rất vui vẻ với dịch vụ và sản phẩm mà Google cung cấp. Trong ứng dụng Google Maps mới, tốc độ phần mềm nhận dạng nội dung mà bạn đang nhập vào dựa theo các loại ngữ cảnh quả là một điều kỳ diệu. Đoạn quảng cáo mà bạn được xem trong suốt quá trình sử dụng có vẻ như là ngẫu nhiên. Nhưng cùng với độ phù hợp nâng cao dần, “filter bubble” (tạm dịch: bộ lọc bong bóng) của Google sẽ dần hiện ra rõ ràng. Vậy đến lúc nào người dùng sẽ bắt đầu đặt câu hỏi “Làm thế nào bạn biết điều đó về tôi?” và mang bệnh hoang tưởng vào trong việc tìm kiếm?

TƯƠNG LAI

Trong một buổi nói chuyện tại Trường Đại Học Singularity vào thứ Năm vừa rồi, Ray Kurzweil cho biết“tại Google, ông sẽ làm việc về các ứng dụng thực tế cao cấp của AI (trí thông minh nhân tạo) và sẽ được hỗ trợ không hạn mức”. “Kurzweil muốn khiến máy móc hiểu được ngôn ngữ của con người và tạo ra một thứ có ý nghĩa to lớn tại Google”, nhà báo Vivek Wadhwa của Washington Post tweet trên Twitter.

Kurzweil có cùng quan điểm về ý tưởng “Kỹ nghệ Singularity” với đồng sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin. Việc mong muốn về một ngày mà trí thông mình nhân tạo có thể vượt qua được trí thông minh của con người khiến việc nuôi dưỡng máy móc có nguy cơ phải trả giá bởi chính con người, nhưng đây cũng là một phần trong DNA Google.

Kurzweil đã từng đúng về việc giải mã hệt thống gen của con người nhờ vào sự ra đời theo cấp số nhân của các phát minh. Trong tuyên bố của ông về việc tham gia vào Google, Kurzweil có nói: “Năm 1999, tôi đã nói rằng 1 thập kỉ nữa, chúng ta sẽ được chứng kiến sự xuất hiện của ô tô không người lái và di động có thể tự trả lời câu hỏi của người dùng, và mọi người đã từng chỉ trích rằng những thứ đó quá viển vông. 1 thập kỉ sau, Google đã đưa ra ô tô không người lái, và mọi người đều đã từng đặt câu hỏi với chiếc điện thoại Android của mình.”

Sự phát triển như cấp số nhân và đường phân phối năng lượng là một thực tế của cuộc sống, nhất là trong giới công nghệ, với sự chứng minh từ “law of accelerating returns” (tạm dịch: định luật biến đổi gia tốc) của Kurzweil. Nhưng sự phát triển của công nghệ là sự nối tiếp của các đường chữ S, cái mới nối tiếp ngay sau cái cũ. Đó cũng miêu tả mô hình sự thành công của Apple, với hàng loạt các sản phẩm thành công, từ iPod đến iPhone và iPad, nhưng Google đấu tranh cho sự phát triển cao cả hơn công cụ tìm kiếm và công việc quảng cáo của họ. Google cùng với sự gia nhập của Kurzweil có thể chính là công cụ tìm kiếm siêu thông minh như nền tảng kinh doanh của họ vậy.

Vậy ai sẽ là người được hưởng lợi từ cuộc tìm kiếm này? Người sử dụng Internet, các nhà quảng cáo hay “kỹ nghệ Singularity”? Điều tôi quan tâm, với tư cách là một người ủng hộ, là chúng ta đều biết các điều khoản của cuộc mua bán này và đều có lựa chọn để thoát ra nếu chúng ta không còn thích họ nữa. Sự thành công của đế chế Google và cũng là lý do mà sản phẩm của họ luôn tốt hơn so với đối thủ là bởi sự quan tâm đến người dùng của họ. Liệu công ty còn có thể cung cấp cho Kurzweil và các đồng sự nguồn hỗ trợ để họ có thể bay tới mục tiêu cao vời vợi kia mà không biến đổi phương thức quảng cáo để thỏa mãn sự thoải mái của người dùng?

Để đảm bảo cho sự an toàn của công ty vì theo đuổi mục tiêu xa vời kia, Google đã chia công ty thành 3 phần chính. Khiến công cụ tìm kiếm và các dịch vụ khác thành tiện ích bán-công, khiến nền tảng quảng cáo giúp khách hàng tiếp cận lượng người dùng dịch vụ Google trả tiền và làm bảo hiểm cho chương trình nghiên cứu vượt thời đại như một khoản chi phí cao cho bộ phận R&D. Điều kỳ lạ ở đây là, từ góc nhìn kinh doanh, kỹ nghệ Singularity là một lựa chọn tồi. Vậy có phải là chức năng chính của cả công ty lại không nằm ở việc cung cấp dịch vụ cho người dùng và quảng cáo cho khách hàng mà nằm ở việc phục vụ cho tương lai?

Nguồn: Forbes
Nguồn: FB

What do you think?

Written by toannt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GIPHY App Key not set. Please check settings

Three simple rules in life

N e v e r g i v e u p o n y o u r d r e a m s